Thay đổi giấy phép kinh doanh tại Đông Kết Khoái Châu
Thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh
Với sự đổi mới chính trị và đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp 4.0, các nhà điều hành luôn luôn cập nhật điều mới và đẩy mạnh phát triển thị trường cùng với khách hàng. Với chiều dài hoạt động của doanh nghiệp chắc chắn sẽ có những thay đổi về giấy phép kinh doanh. Nhưng bạn đang lo lắng, suy nghĩ để thay đổi thì cần thủ tục gì và chi phí bao nhiêu, vậy thì hãy liên hệ ngay với Kế Toán AIC chúng tôi. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực tư vấn hồ sơ pháp lý công ty, chúng tôi luôn mong muốn khách hàng của mình được sử dụng dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp nhất, phương châm làm việc của Kế Toán AIC là "hợp tác đôi bên cùng phát triền" đã giúp Kế Toán AIC trở thành doanh nghiệp tiên phong đi đầu trong lĩnh vực thay đổi giấy phép.
Thay đổi đăng ký kinh doanh bao gồm các nhu cầu như thay đổi tên công ty, thay đổi địa chỉ trụ sở công ty, thay đổi đại diện pháp luật, thay đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi cơ cấu thành viên, bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh...Và các thay đổi khác. Và pháp luật Việt Nam cũng có quy định cụ thể trong từng trường hợp thay đổi giấy phép doanh cụ thể như sau:
Nội dung thay đổi giấy phép doanh nghiệp
1. Thay đổi địa chỉ trụ sở chính công ty
Phụ thuộc vào những điều kiện thuận lợi nhất cho công việc kinh doanh, cũng như nhu cầu mở rộng, phát triển thị trường mới mà doanh nghiệp muốn thay đổi địa chỉ trụ sở chính. Khi có sự đổi thay địa chỉ doanh nghiệp cần có trước hết là địa chỉ trụ sở mới đúng theo quy định (địa chỉ này doanh nghiệp có thể đi mượn, đi thuê) và sau khi có địa chỉ chúng ta tiến hành thay đổi lại giấy phép kinh doanh và lưu ý rằng nhiều doanh nghiệp có thể có cùng một địa chỉ. Ngoài ra quý khách hàng cũng cần nắm cơ bản về quy định khi thay đổi như: Địa chỉ dự định chuyển đến có phù hơp với quy định pháp luật, Thay đổi địa chỉ khác quận cần chuyển hồ sơ thuế và thay đổi con dấu doanh nghiệp như thế nào, thay đổi địa chỉ cùng quận thì không cần thay đổi con dấu, thủ tục, cách thức thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Thay đổi ngành nghề kinh doanh
Để nắm bắt kịp cơ hội mới của thị trường, cũng như định hướng phát triển của doanh nghiệp là mở rộng hay thu hẹp lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp có thể bổ sung thêm hay cắt giảm bớt ngành nghề trên giấy phép kinh doanh. Do vậy doanh nghiệp dự định đăng ký thay đổi cần tìm hiểu rõ về ngành nghề đơn vị đăng ký có thuộc ngành bị cấm kinh doanh hay không, ngành nghề nào là ngành kinh doanh có điều kiện và không có điều kiện để tiến hành thủ tục đăng ký theo đúng trình tự pháp luật, nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Ngoài ra cũng cần lưu ý thêm những điều kiện về vốn pháp định, chứng chỉ đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
Đa số khách hàng không nắm rõ về ngành nghề nào yêu cầu mức vốn pháp định là bao nhiêu nên cần tư vấn từ đơn vị dịch chuyên thủ tục sẽ thuận tiện nhất, và vốn pháp định phải được ngân hàng xác nhận.
Ngành nghề kinh doanh đòi hỏi chứng chỉ là ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có các chứng chỉ liên quan như chứng chỉ hành nghề hay bằng cấp của người đứng đầu doanh nghiệp cùng các thành viên nếu có.
3. Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty
Đa số doanh nghiệp từ khi thành lập đã có người đại diện pháp luật tuy nhiên do luân chuyển hoặc cơ cấu lại bộ máy mà công ty cần thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty (Giám đốc, Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch HĐQT) trong hồ sơ xin thay đổi đăng ký kinh doanh. Lưu ý các thành viên thay thế giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp không được là cán bộ, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên ngành quân đội, công an, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, đang chấp hành hình phạt tù.
4. Thay đổi vốn điều lệ công ty, tỷ lệ góp vốn
Trên ý kiến và đề xuất nội bộ mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức tăng hoặc giảm vốn điều lệ. Ngoài ra doanh nghiệp cần biết những loại hình doanh nghiệp nào được tăng hay giảm vốn điều lệ, loại hình doanh nghiệp nào thì không được giảm vốn điều lệ? Đó là những vấn đề mà doanh nghiệp cần tham khảo và tìm hiểu trước khi thay đổi. Việc tăng giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cũng cần cân nhắc tương xứng với những ngành nghề kinh doanh hoạt động hiện tại của doanh nghiệp vì còn liên quan đến mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu mức vốn tối thiểu và còn rất nhiều vấn đề liên quan tùy thuộc vào từng điều kiện của doanh nghiệp.
Phần góp vốn của các thành viên khi có quyết định tăng hoặc giảm vốn cần phải cơ cấu lại. Ngoài ra, nếu thành viên có nhu cầu góp thêm hoặc giảm vốn thì cũng cần tiến hành cơ cấu lại phần vốn góp của các thành viên trong công ty. Tuy nhiên trước khi thay đổi cơ cấu phần vốn góp của các thành viên thì doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến những vấn đề sở hữu vốn tối thiểu để trở thành người đại diện pháp luật nếu người đó là thành viên góp vốn, hay đơn giản trong những trường hợp muốn tăng thêm thành viên góp vốn thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp…
5. Thay đổi các thành viên trong công ty
Doanh nghiệp có thể tiến hành rút, bổ sung hay thay thế thành viên trong công ty. Khi tiến hành thay đổi doanh nghiệp phải cơ cấu lại danh sách thành viên sau khi thay đổi. Khi tiến hành thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải chuẩn bị các thông tin về thành viên muốn rút, bổ sung hay thay thế. Lưu ý là cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin về cá nhân thay thế (Thông tin thành viên thay đổi về CMND, hộ khẩu, địa chỉ), phần vốn góp trong công ty, chức vụ… Cho việc thay đổi để thuận tiện hơn khi đi làm việc hoặc giao dịch với đối tác, ngân hàng, cơ quan Nhà nước trong mọi trường hợp.
6. Thay đổi tên công ty
Tên Công ty là điểm nhấn gây thiện cảm đầu tiên đối với khách hàng. Tuy nhiên do nhu cầu thực tế mà doanh nghiệp muốn thay đổi và lựa chọn một cái tên khác phù hợp với nhu cầu kinh doanh, và ngoài việc lựa chọn được tên doanh nghiệp ưng ý, hợp pháp thì chủ doanh nghiệp cũng phải nắm được những vấn đề thay đổi đi kèm như: phải thay đổi con dấu doanh nghiệp, thay đổi thông tin hóa đơn, thông báo đến cơ quan quản lý thuế, thông báo đến ngân hàng, thông báo đến đối tác để việc thay đổi tên doanh nghiệp không gây trở ngại trên bước đường kinh doanh sau này. Điều đáng lưu ý là tên của công ty dự đinh thay thế tuyệt đối không được trùng với các doanh nghiệp khác hoặc có thể gây nhầm lẫn. Để chuẩn bị tên định thay thế thì doanh nghiệp có thể thuê đơn vị chuyên thực hiện thủ tục như Kế Toán AIC tư vấn cho bạn cách đặt tên sao cho hay ý nghĩa và ngoài ra để chống việc trùng lặp và tránh gây nhầm lẫn theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2014 và các nghị định, thông tư hướng dẫn ban hành kèm theo khi tiến hành thay đổi đăng ký kinh doanh.
7. Các thay đổi khác
Ngoài các thay đổi trên, thì mỗi doanh nghiệp lại có nhu cầu cập nhật thay đổi lại giấy phép khác nhau như cập nhật số điện thoại - email - CMND - Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và nhiều các thay đổi khác. Với mỗi thay đổi sẽ có những thông tin cụ thể riêng và được chúng tôi tư vấn một cách đầy đủ.
Trình tự, thủ tục thay đổi giấy phép doanh nghiệp:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ pháp lý tương ứng với từng hạng mục thay đổi.
- Thay đổi tên công ty trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cấp (Bản gốc).
- Thay đổi về địa chỉ trụ sở chính của công ty.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cấp (Bản gốc).
- Quyết định chốt thuế chuyển quận (Đối với trường hợp thay đổi khác quận/huyện).
- Thay đổi Thành viên công ty TNHH, thành viên hợp danh công ty hợp danh; Cổ đông của công ty cổ phần/Thay đổi vốn điều lệ của công ty, tỷ lệ vốn góp.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty thực hiên thủ tục thay đổi (Bản gốc).
- Bản sao CMND/ Thẻ căn cước công dân/hộ chiêu của thành viên mới (Đối với công dân Việt Nam); Hộ chiếu có dấu hợp thức hóa lãnh sự của thành viên mới (Đối với người nước ngoài).
- Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty góp vốn (thành viên mới); Báo cáo tài chính có kiểm toán 2 năm liền trước năm thay đổi (pháp nhân nước ngoài).
- Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cấp (Bản gốc).
- Bản sao chứng minh thư nhân dân / Thẻ căn cước công dân/hộ chiêu của thành viên mới (Đối với công dân Việt Nam); Hộ chiếu có dấu hợp thức hóa lãnh sự của thành viên mới (Đối với người nước ngoài).
- Thay đổi người đứng đầu chi nhánh/ Văn phòng đại diện.
- Giấy phép hoạt động của chi nhánh/ Giấy phép hoạt động văn phòng đại diện đã được cấp (Bản gốc).
- Bản sao chứng minh thư nhân dân / Thẻ căn cước công dân/hộ chiêu của thành viên mới (Đối với công dân Việt Nam); Hộ chiếu có dấu hợp thức hóa lãnh sự của thành viên mới (Đối với người nước ngoài).
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, trong đó ghi rõ tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, nội dung đăng ký thay đổi, đồng thời phải có họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Kèm theo thông báo phải có Quyết định và Bản sao hợp lệ Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên/Biên bản họp Đại đội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần/Biên bản họp của các thành với hợp danh đối với Công ty hợp danh; Quyết định của chủ sở hữu đối với Công ty TNHH một thành viên. Trong Quyết định và Biên bản họp và ghi rõ nội dung được sửa đổi trong Điều lệ Công ty.
- Bên cạnh đó, đối với mỗi nội dung thay đổi khác nhau, đơn vị của cần chuẩn bị lượng giấy tờ khác nhau để đính kèm theo hồ sơ khi thay đổi.
Bước 3: Nộp Hồ sơ tại Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh/ Thành phố
Khi chuẩn bị xong đầy đủ Hồ sơ liên quan đến nội dung thay đổi, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh/Thành phố nộp Hồ sơ tại Bộ phận một cửa. Sau khi kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của Hồ sơ, Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ trao Giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả hồ sơ cho doanh nghiệp.
Bước 4: Tiếp nhận kết quả thay đổi đăng ký kinh doanh
- Sau ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký Kinh doanh sẽ tiến hành xử lý hồ sơ:
- Đối với trường hợp Hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký Kinh doanh sẽ trả Kết quả đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, cấp lại cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới kèm theo Giấy xác nhận về nội dung thông tin đăng ký thay đổi (trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu).
- Đối với trường hợp Hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký Kinh doanh thực hiện rà soát lỗi sai và ra thông báo bổ sung lại hồ sơ hợp lệ để được cấp lại giấy phép mới thay đổi.
Bước 5: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về cổ đông sáng lập, Cổ đông là nhà đầu tư nước ngoại doanh nghiệp nộp lệ phí để công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định.
Bước 6: Thông báo nội dung đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với đối tác
- Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới xác nhận về nội dung thay đổi, công ty hãy thực hiện ngay việc gửi thông báo bằng công văn hoặc bất kỳ hình thức nào khác nhằm giúp khách hàng nắm được rõ về thông tin thay đổi của đơn vị để kịp thời cập nhật, tránh được những rủi ro cũng như những vấn đề pháp lý phát sinh do nội dung đăng ký thay đổi gây ra.
- Đến với KẾ TOÁN AIC, bạn sẽ chỉ phải cung cấp cho chúng tôi các giấy tờ cần thiết cho việc thay đổi giấy phép doanh nghiệp, mọi việc còn lại đã có chúng tôi làm.
Nội dung dịch vụ:
- Lấy thông tin và tư vấn cụ thể đối với từng yêu cầu của khách hàng.
- Soạn thảo đầy đủ các giấy tờ của bộ hồ sơ thay đổi Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thay mặt doanh nghiệp tiến hành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Bàn giao các giấy tờ liên quan đến việc thay đổi đăng ký kinh doanh và con dấu công ty đã thay đổi tận nơi tại địa chỉ của quý doanh nghiệp.
- Tư vấn soạn thảo hồ sơ nội bộ doanh nghiệp sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh.
- Tư vấn thủ tục thuế, kế toán và các vấn đề liên quan đến pháp luật cho doanh nghiệp miễn phí sau khi đã thay đổi đăng ký kinh doanh.
Thời gian và mức phí:
- Thời gian hoàn thành thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh trong vòng 3 - 5 ngày kể từ khi nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Mức phí: Đến với tư vấn của Kế Toán AIC, chúng tôi coi trọng yếu tố chất lượng, giá trị dịch vụ. Chúng tôi lựa chọn hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng dịch vụ, đề cao uy tín doanh nghiệp. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp khi lựa chọn dịch vụ của chúng tôi được an tâm tuyệt đối.
Chi phí dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh TPHCM còn dựa vào sự thỏa thuận trên tinh thần hợp tác lâu dài và bền vững. Liên hệ Hotline: 0902.435.733 – 0964.107.344
Cam kết trong tất cả dịch vụ làm giấy phép kinh doanh của Kế Toán AIC:
- Không phát sinh thêm bất kỳ các chi phí nào khác.
- Tư vấn miễn phí, chuyên nghiệp, tận tình.
- Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm thời gian.
- Giao giấy phép kinh doanh miễn phí tận nhà.
- Khách hàng KHÔNG phải đi lên sở KHĐT, KHÔNG phải đi ủy quyền, KHÔNG phải đợi chờ.
- Tư vấn miễn phí các thủ tục sau khi thay đổi giấy phép kinh doanh.
Nếu bạn đang cần thay đổi giấy phép doanh nghiệp, hãy giao việc đó cho chúng tôi, KẾ TOÁN AIC luôn đặt sự hài lòng của khách hàng và uy tín lên hàng đầu. Với đội ngũ nhân viên làm việс сhuуên nghiệр và nhiều năm kinh nghiệm xử lý nhаnh сhóng và đảm bảо сhắс сhắn ѕẽ làm hài lòng mọi quý khách hàng.